Tại sao Tesla không được duyệt vào S&P500 dù đã đủ điều kiện về vốn hóa?

Tại sao Tesla không được duyệt vào S&P500 dù đã đủ điều kiện về vốn hóa?

Trong seri bài viết Đầu tư chứng khoán cho người chưa biết gì, phần 2.2: WHAT – Căn bản về thị trường chứng khoán, chúng ta đã tìm hiểu về mục đích và cách phân chia các công ty trên thị trường chứng khoán, như thế nào VN30, VN100, S&P500 hay như thế nào là Sector, Industry, Index, Indices,…

tai-sao-tesla-khong-duoc-duyet-vao-sp500

Ở trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các tiêu chí để được đưa vào VN30 và S&P500, thông qua đó chúng ta sẽ trả lời câu hỏi “Tại sao Tesla không được duyệt vào S&P500 dù đã đủ điều kiện về vốn hóa?”

1. Các tiêu chí để được đưa vào danh sách VN30 và S&P500

Như các bạn cũng đã biết, VN30 (Viet Nam 30 Index) là danh sách TOP 30 Công ty lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Tương tự với S&P500 (Standard & Poor’s 500 Stock Index) danh sách TOP 500 Công ty lớn nhất thị trường chứng khoán Mỹ. Vậy có phải chỉ cần lớn là được vào các danh sách trên?

Chúng ta cùng xem qua các tiêu chí để đưa một công ty vào VN30 hay S&P500 nhé

1.1. VN30 INDEX (VIỆT NAM)

1.1.1. Thông tin cơ bản

  • Ngày hình thành: 6/2/2012
  • Điểm cơ sở: 313.34
  • Điểm hiện tại: 1054.84( cập nhật ngày 15/10/2021)
  • Là chỉ số của nhóm 30 cổ phiếu được niêm yết trên sàn HoSE có giá trị vốn hóa thị trường cũng như thanh khoản cao nhất (hay được gọi là nhóm Bluechip). Cụ thể nhóm này chiếm 80% tổng giá trị vốn hoá thị trường và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường
  • Kỳ điều chỉnh: Ngày thứ 2, tuần thứ 4 của tháng 1 và tháng 7 hàng năm
  • Ngày lấy dữ liệu để xem xét cơ cấu danh mục: Ngày giao dịch cuối cùng của tháng 6(Kỳ 1 của năm) và ngày giao dịch cuối cùng của tháng 12( Kỳ 2 của năm)

1.1.2. Các tiêu chí được lựa chọn vào VN30

Điều kiện chọn lựa cơ bản: Cổ phiếu không bị kiểm soát, đưa vào diện cảnh báo hoặc bị đình chỉ giao dịch. Cổ phiếu phải có thời gian niêm yết tối thiểu 6 tháng trên HOSE. Đối với cổ phiếu nằm trong top 5 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường, điều kiện này là 3 tháng.

Sàng lọc các cổ phiếu đạt yêu cầu: Danh sách VN30 sẽ được sàng lọc dựa trên 3 tiêu chí quan trọng sau:

  • Giá trị vốn hóa: Nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa hàng ngày, được tính bình quân trong 6 tháng khi chưa có điều chỉnh Free-float . Lựa chọn top 50 cổ phiếu có giá trị từ cao xuống thấp.
  • Tỷ lệ lưu hành tự do (Free-float) (*): Cổ phiếu nào có tỷ lệ Free-Float ≤ 5% sẽ bị loại khỏi rổ.Nghĩa là các cổ phiếu lưu hành tự do phải đạt ngưỡng 5% so với tổng khối lượng cổ phiếu đang được phát hành của mã cổ phiếu đó.
  • Thanh khoản: HoSE tập hợp nhóm cổ phiếu còn lại theo bước 2 và sắp xếp theo thứ tự giao dịch hàng ngày bình quân trong 6 tháng giảm dần. Tại đó: Cổ phiếu từ vị trí số 20 trở lên sẽ được chọn vào, từ 41 trở xuống sẽ bị loại ra khỏi rổ. Với nhóm cổ phiếu từ 20-40, HoSE sẽ ưu tiên chọn cổ phiếu cũ (đã có trong nhóm), sau đó mới xét đến cổ phiếu mới vào nhóm VN30.

(*) Free-float: Tỷ lệ lưu hành tự do, là tỉ lệ cổ phiếu sẵn sàng/tự do chuyển nhượng trên thị trường, được tính:

Tỉ lệ free-loat (f) = (Khối lượng cổ phiếu lưu hành – Khối lượng không tự do chuyển nhượng) / Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành

Sau khi 30 cổ phiếu được chọn, 5 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường nhưng chưa được chọn vào rổ VN30 sẽ được đưa vào danh sách cổ phiếu dự phòng

1.2. S&P500 (Mỹ)

1.2.1. Thông tin cơ bản

  • Ngày hình thành: 4/3/1957
  • Điểm cơ sở:
  • Điểm hiện tại: 4,471.37(cập nhật ngày 15/10/2021)
  • S&P 500 (Standard & Poor’s 500 Stock Index) là chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor, là một chỉ số chứng khoán dựa trên vốn hóa thị trường của 500 công ty giao dịch công khai trên thị trường chứng khoán Mỹ.

1.2.2. Các tiêu chí được lựa chọn vào S&P500

  • Có trụ sở tại Mỹ
  • Vốn hoá thị trường: ít nhất 9,8 tỷ đô
  • Thanh khoản cao: ít nhất 10% cổ phiếu lưu hành trên thị trường đại chúng
  • Kết quả kinh doanh: Công ty phải có kết quả kinh doanh của quý gần nhất và 4 quý trước đó khả quan
  • Thời gian niêm yết: Cổ phiếu được chọn phải có thời gian niêm yết it nhất 1 năm kể từ IPO
  • Nơi niêm yết: Cổ phiếu phải được niêm yết tại các sàn NYSE, NASDAQ

2. Tại sao Tesla không được duyệt vào S&P500 dù đã đủ điều kiện về vốn hóa?

Như chúng ta đã biết Cổ phiếu công ty Tesla chính thức được gia nhập S&P500 vào ngày 21/12/2020, mặc dù trước đo, vốn hoá của Tesla đã đủ điều kiện trong top 500 các công ty lớn nhất nước Mỹ. Để trả lời cho thắc mắc này, ta cần xem lại các tiêu chí lựa chọn của S&P500 như đã nêu ở phần 1.

Trong số các điều kiện trên, Tesla đã thoả hầu hết các điều kiện của S&P500, duy chỉ còn điểu kiện “Công ty phải có kết quả kinh doanh khả quan của quý gần nhất và 4 quý liên tiếp trước đó” là chúng ta cần tìm hiểu.

tesla-khong-duoc-duyet-vao-sp500

Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng, Tesla có chuổi kết quả kinh doanh tốt liên tiếp bắt đầu từ Quý III/2019. Như vậy đến Quý II/2020, Tesla mới có đủ 4 quý liên tiếp ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan. Điều kiện về lợi nhuận của S&P 500 là “quý gần nhất có lãi và 4 quý gần nhất có tổng lợi nhuận là số dương” và đến hết quý 2 năm 2020 thì Tesla đã thỏa điều kiện này. Vì vậy, theo mình đây chính là lý do vì sao đến cuối năm 2020, Tesla mới chính thức được đưa vào danh sách S&P500.

Ngoài ra, việc thỏa mãn tiêu chí của S&P 500 chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là được sự chấp thuận của S&P’s U.S. Index Committee. Và Tesla đã không được hội đồng S&P’s U.S. Index chọn vào S&P 500 ở thời điểm hết quý 2/2020.

Theo các nhà phân tích, Tesla đạt được lợi nhuận cao do tận dụng được chính sách ưu tiên dành cho các nhà sản xuất phương tiện chạy bằng điện. Do vậy tình trạng có lãi hiện tại chưa phản ánh được sử ổn định và khả năng tiếp tục sinh lời của công ty. Họ cho rằng đó là lý do chính yếu để S&P’s U.S. Index Committee chưa đưa Tesla vào S&P 500.

5 1 vote
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest

3 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
toilatoi
toilatoi
Guest

Mình có 1 vài góp ý để hoàn thiện hơn cho bài của Sharkism

Về phần VN30

Trong phần này, có phần khái niệm Free-Float là mình thấy còn thiếu một chút. Với Free-float, hiểu đơn giản là tỷ lệ tự do chuyển nhượng của cổ phiếu trên thị trường.

Tỷ lệ Cổ phiếu Tự do Chuyển nhượng:

Giải thích chút về phần free-float theo mình tìm hiểu, 100% tỷ lệ cổ phiếu lưu hành sẽ chia làm 2 phần chính:

  • Phần 1: cổ phiếu chuyển nhượng có điều kiện (sự ràng buộc nhất định, ví dụ như sau thời gian bao lâu mới được bán, muốn bán phải đăng ký và báo cáo sau khi bán). Cổ phiếu này thường được nắm giữ bởi các cổ đông lớn, cổ động nội bộ, những cổ đông liên quan, cổ đông nhà nước…
  • Phần 2: cổ phiếu được tự do chuyển nhượng/mua bán trên thị trường. Mục đích của việc xem xét free-float là để hạn chế việc cổ phiếu bị thao túng, làm giá dẫn đến việc không phản ánh chính xác tính thị trường.

Về chỉ số free-float ở trên Khánh đề cập (đa số các web đều cho ra kết quả cũ), hiện tại theo thông tin mới nhất, Hose có điều chỉnh bộ chỉ số phiên bản 3.0 (09/11/2020). Chỉ số f (free-float) cũng sẽ thay đổi:

  • f (chưa làm tròn) ≥ 10%: đáp ứng điều kiện tham gia vào Bộ chỉ số.
  • f (chưa làm tròn) < 10%: loại khỏi Bộ chỉ số, ngoại trừ cổ phiếu có GTVH_f lớn hơn hoặc bằng 2.000 tỷ VNĐ đối với các cổ phiếu thuộc Bộ chỉ số kỳ trước và GTVH_f lớn hơn hoặc bằng 2.500 tỷ VNĐ đối với các cổ phiếu mới.

Tỷ lệ free-float của tất cả cổ phiếu thành phần trong chỉ số sẽ được điều chỉnh toàn bộ theo định kỳ 3 tháng/lần.

VD: Hồi tháng 7/2021, cổ phiếu GVR có Freefloat dưới 10% nhưng Giá trị vốn hóa freefloat > 2.500 tỷ đồng nên vẫn được thêm mới vào danh sách VN30.

toilatoi
toilatoi
Guest
Phản hồi  toilatoi

Về trường hợp của Tesla và S&P500, mình cũng đồng quan điểm với bài viết của bạn. Một số thông tin mình research được: 

(đa số là tiếng Anh vì tiếng Việt chỉ nói qua loa về chủ đề này)

Thứ 6, ngày 04/09/2020: Tesla giảm hơn 7% giá cổ phiếu sau khi có thông tin Ủy ban chỉ số S&P 500 (S&P 500 Index Committee) quyết định thêm Etsy, Teradyne, Catalent vào trong danh sách S&P500, trong danh sách thêm vào đó không có tên của Tesla.

  • Việc đưa vào S&P 500, Ủy ban chỉ số S&P500 dựa trên các yếu tố định lượng cũng như định tính.
  • Về điều kiện của S&P500: công ty đã đủ điều kiện vốn hóa và báo cáo Quý thứ tư có lợi nhuận liên tiếp vào hồi tháng 7. Tức là về phần định lượng, nhà đầu tư kỳ vọng việc gia nhập S&P500 của Tesla vì các điều kiện đều đã đầy đủ. 
  • Tuy nhiên xem xét về yếu tố định tính, các chuyên gia của S&P Dow Jones Indices cần thêm thời gian để xem xét về trường hợp tăng trưởng quá nhanh của Tesla.
  • Kết quả cuối: ngày 16/11 đã có công bố chính thức rằng cổ phiếu Tesla sẽ gia nhập S&P 500 vào ngày 21/12.