Đánh giá và minh oan cho các chứng chỉ quỹ mở

Sau khi theo dõi một cộng đồng đầu tư chứng chỉ quỹ một thời gian, chúng tôi nhận thấy có quá nhiều các nhà đầu tư không chuyên có những hiểu biết sai lệch về quỹ đầu tư và đưa ra những đánh giá không khách quan mà có thể dẫn đến những quyết định đầu tư không hiệu quả chưa kể là áp lực tinh thần lên bản nhân mình không đáng có. Chúng tôi quyết định viết 1 bài để đánh giá quỹ và minh oan cho các quỹ đầu tư.

danh-gia-va-minh-oan-cho-cac-chung-chi-quy-mo

Với góc nhìn từ phía người trong nghề, chúng tôi tin rằng để so sánh các quỹ, đưa ra 1 kết quả xác đáng nhất, có lẽ phải là 1 đề tài nghiên cứu bậc tiến sĩ với những thông tin từ nhiều khía cạnh khác nhau. Ở đây, chúng tôi muốn đưa ra góc nhìn đơn giản nhất, với những thông tin công bố của các quỹ để đánh giá. Độc giả có thể áp dụng quá trình tương tự để đánh giá các quỹ mà độc giả muốn đầu tư, bài viết này chúng tôi chỉ đánh giá sơ bộ về quỹ của 2 nhà Vinacapital và Dragon Capital đó là VEOF, VESAF, DCDS, DCBC.

Trước khi đi đến kết quả đánh giá, chúng tôi muốn chia sẻ thêm về vấn đề gửi quỹ và tâm thế gửi quỹ:

Với nhà đầu tư cá nhân, câu trả lời là 100% nên gửi quỹ. Nhà đầu tư cá nhân, không chỉ thiếu kiến thức học thuật về định giá, phân tích, càng không có thời gian để đọc từng báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, đọc các báo cáo phân tích khác nhau, trao đổi với Doanh nghiệp, với đối thú cạnh tranh của Doanh nghiệp,.. để đưa ra quyết định có thông tin đầy đủ nhất có thể (make an informed decision). Vậy tại sao không gửi quỹ, với đội ngũ chuyên gia đào tạo bài bản, có thời gian để làm tất cả các việc đó thay cho bạn? Đó gọi là tập trung vào lợi thế cạnh tranh. Độc giả có chuyên môn A, làm tốt, ra tiền, gửi quỹ có chuyên môn đầu tư làm thay cho mình, như vậy có phải tối ưu hóa?

Thời gian gửi quỹ, chúng tôi tin rằng ít nhất là 3 – 5 năm, nhiều hơn càng tốt. Như bài viết trước của chúng tôi về thời gian gửi, và tiền dùng để đầu tư cần là tiền nhàn rỗi, tại sao cần dài hạn, tại sao cần là tiền nhàn dỗi, đó là để tăng sức chịu đựng rủi ro của bản thân, đỡ gánh nặng về tâm lý ngắn hạn.

Chúng tôi tin rằng (dù có nhấn mạnh thế nào cũng không đủ) nếu chỉ nhìn vào lợi nhuận ngắn hạn (1 năm với chúng tôi cũng là ngắn hạn) giữa các quỹ rồi cho ý kiến rồi chê trách quỹ A, quỹ B, thực sự là vô nghĩa. Việc độc giả chỉ so sánh lợi nhuận, mà không hiểu quá trình ra quyết định ở quỹ, không hiểu chiến lược của quỹ, không khác gì mua 3-chữ-cái mà không hiểu Doanh nghiệp làm ăn ra sao. Nên qua chia sẻ của mình, chúng tôi hi vọng các độc giả có thể hiểu hơn về đầu tư, đầu tư là như nào và nên có tâm lý như nào để đầu tư.

Peter Lynch từng nói: “Nếu giá giảm mà là tín hiệu bạn, thì bạn nên bán luôn, và đừng đầu tư nữa. Giá giảm chả có ý nghĩa gì cả, nếu nó là tín hiệu, thì thực ra là tín hiệu mua thêm”

John Bogle: “Nếu bạn không chấp nhận được mức lỗ 20% ở thị trường cổ phiếu, tốt nhất bạn đừng đầu tư vào đây”

Biến động ngắn hạn không ai có thể dự báo được, nhưng doanh nghiệp không thể tệ đi chỉ tính theo vài ngày, tháng, thậm chí 1 năm nên nếu độc giả không thể giữ được kiên nhẫn thì khó có thể đầu tư dài hạn được. Nếu đầu tư đến cả 10 năm, 20 năm thì khi nhìn lại biến động vài tháng này thực sự không nghĩa lý gì cả.

Quay lại vấn đề đánh giá quỹ, chúng tôi đưa về cùng mốc thời gian là năm 2015. Chúng tôi có vài nhận xét như sau:

1. Tuổi đời: DCDS/ DCBC đều “già” hơn VEOF/ VESAF

2. Lợi nhuận: DCDS/ DCBC đều cao hơn VEOF/ VESAF

3. Turnover: VEOF có Turover ở 2 cực min và max là rất lớn, DCDS/ DCBC thì theo chúng tôi turnover cũng không thấp.

4. Phí quản lý DCDS/ DCBC cao hơn 25bps nhưng là chấp nhận được NẾU có thể tiếp tục outperform VEOF/ VESAF trong dài hạn. Quỹ của Vinacapital lại thu phí bán dù sau 2 năm là điều chúng tôi không ưng lắm.

5. Đây là điểm quan trọng, lợi nhuận của VEOF/ VESAF phần lớn kéo lại nhờ năm 2021 có 1 crazy boom với dòng tiền quá tích cực từ nhà đầu tư cá nhân với sở thích là các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ + việc VEOF/ VESAF có 1 năm cực kỳ underperform với chỉ số tham chiếu là 2017 (underperform từ 15-20%) nên phải nhờ có năm 2021 mới có thể outperform VNI tính từ thời điểm thành lập.

  • VEOF đến năm 2020 underperform VNI 2%, đến 2021 outrperform 0.4% – tính lũy kế
  • VESAF đến năm 2020 outperform VNI 0.2%, đến 2021 outperform 5.4% – tính lũy kế
  • Ngược lại, với DCDS/ DCBC, tính lũy kế, từ khi thành lập, 2 quỹ này đều outperform chỉ số tham chiếu.

Trong 1 Memo của mình Howard Marks có nói, cách “dễ” nhất để outperform trong dài hạn, đó là mỗi năm cố gắng outperform chỉ số 1 chút, chứ không phải cố gắng chọn các khoản đầu tư rủi ro hơn để mong ăn lớn (take more risk in hope of higher return). Và với kết quả của DCDS/ DCBC chúng tôi cho rằng họ đã cố gắng outperform chỉ số tham chiếu 1 cách ổn định.

Với những đánh giá trên, chúng tôi sẽ lựa chọn các quỹ theo thứ tự như sau:

DCDS > DCBC > VEOF > VESAF

Nếu nhà đầu tư muốn mua nhiều hơn 1 quỹ, hãy cân nhắc thêm 1 quỹ Trái phiếu, thực tế DCDS thì cũng coi như 1 quỹ Trái phiếu rồi, hoặc kết hợp 1 trong 3 quỹ còn lại với 1 quỹ Trái phiếu với tỉ lệ 80/20, chứ đừng bao giờ mua 2 quỹ cổ phiếu. Chúng tôi thấy nhiều nhà đầu tư không hiểu về việc đa dạng hóa danh mục và cho rằng việc mua nhiều quỹ như vậy để đa dạng hóa rủi ro.

Việc đầu tư vào nhiều quỹ sẽ dẫn đến 1 khái niệm là over-diversified hay đa dạng hóa quá đà như vậy, việc mua quỹ chủ động sẽ là vô nghĩa. Nếu các quỹ mua gần giống nhau chả hạn, thì kết quả không khác nhau là mấy, nếu các quỹ mua khác nhau hoàn toàn, thì phải chăng độc giả đã mua gần hết VNINDEX dẫn đến việc lợi nhuận (sau khi trừ đi phí) sẽ không còn bao nhiêu cả.

Nguồn: bài viết từ facebook group về đầu tư chứng khoán, chưa kịp quay lại để ghi nguồn thì bài đó bị trôi đi mất tiêu rồi. Mong tác giả và bạn đọc thông cảm.

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận